1. Nhân khẩu học :
Hiện trên group mình thấy có nhiều cmt cho rằng, Lagi dân số ít. Thì mình cũng chia se luôn là theo Báo cáo dân số của Tổng cục thống kê năm 2019, dân số Lagi là 108.000 người. Diện tích 182km vuông. Với mức độ dân số , thì ta so sánh với 1 số đô thị loại 3 khác ( mình so sánh các đô thị loại III từ Đà Nẵng trở vào)
⁃ An Nhơn : 175.000 người với diện tích 250km2
⁃ Sông Cầu: 99.000 người. S gần 500km2
⁃ Cam ranh : 130.000 người. S. gần 316km2
⁃ Bảo Lộc 158.000 người. S gần 232km2
⁃ Đồng Xoài 108.000 người. S 167km2
⁃ Long Khánh 151.000 người. S 191km2
Một số Tp và đô thị loại III khác có mức dân số thấp hơn Lagi như Ngã Bảy, Vị Thanh, Hà Tiên, Châu Đốc,Sa Đéc, Hồng Ngự. ..
Như vậy về yếu tố nhân khẩu học, thì dân số đô thị Lagi ở mức Trung Bình khá so với các đô thị loại III khác. Chưa kể, được thành lập từ 2005, tiêu chuẩn thành lập đô thị khác so với bây giờ ( hiện tại thì nếu từ 1 Huyện lên Tx phải lên toàn huyện).
Không biết trong đề án xây dựng Tp Lagi, diện tích của Lagi có mở rộng không ( ví dụ như mở rộng ra Xã Sơn Mỹ – Huyện Hàm Tân hay xã Tân Xuân ) như cách một số đô thị khác đang làm mỗi khi nâng cấp là lấy thêm 1 số xã của các địa phương lân cận để nâng cấp. Nếu như vậy thì S Lagi sẽ tăng lên, cộng với dân số sẽ tăng lên.
2. Đánh giá tiềm năng đô thị :
⁃ Khi nhắc đến đô thị, thì đa phần nghĩ đến dân số. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn nâng cấp đô thị theo từng cấp. Tiêu chí hạ tầng, tỉ lệ đô thị hoá.. vẫn chiếm số điểm rất lớn trong thang đánh giá. Đơn cử như Lagi vs Long Khánh. Lagi lên thị xã sau Long Khánh 03 năm, lên đô thị loại III sau Long Khánh 02 năm. Với số điểm cũng gần bằng nhau. Long Khánh có điểm mạnh là thuộc tỉnh có nhiều KCN, thì Lagi có điểm mạnh là có bờ biển dài.
⁃ Đối với BĐS hiện nay, đô thị có biển luôn có lợi thế về phát triển. Có thể so sánh Lagi và Phú Mỹ. Phú Mỹ hướng tới là Tp Công Nghiệp, tất nhiên khi là thành phố công nghiệp thì mức độ thu hút dân số sẽ cao hơn ( hiện tại mức độ dân số Phú Mỹ khoảng 170.000 người với diện tích gần 350km2). Tuy nhiên về môi trường sống thì sẽ không bằng các đô thị ven biển theo hướng quy hoạch du lịch – thương mại – dịch vụ
3. Văn hoá , môi trường sống & Chỉ số tiêu dùng tại Lagi
⁃ Có thể nhiều bạn mới biết Lagi trong những năm gần đây. Tuy nhiên trong thời chiến trang, Lagi là thị xã thuộc tỉnh lị của 1 tỉnh ( tỉnh Bình Tuy). Sau này mới sáp nhập vô thành Thuận Hải và chia ra lại Bình Thuận.
⁃ Nếu ai thường ra Lagi chơi hay du lịch, sẽ nhận ra Lagi có ngôn ngữ, văn hoá sống của con người tương đồng với người dân Đông Nam Bộ hơn. Đặc biệt khí hậu của Lagi được đánh giá là ôn hoà nhất Bình Thuận, không như Phan Thiết khô hanh. Lagi có nền nhiệt và khí hậu dễ chịu hơn, mưa nhiều hơn. Khí hậu tương đồng với các tỉnh Đông Nam Bộ .
4. Lý do trước kia Lagi không phát triển & tiềm năng 5 năm tới:
⁃ Theo như trước kia, Lagi đúng là có vị trí không thật sự nổi bật và lợi thế. Khi cách QL 1A 18km. Cũng như cung đường QL55 xuống cấp do định hướng quy hoạch trong giai đoạn 2000 đến 2015 của Chính Phủ chưa tập trung hướng tới phát triển du lịch và các địa phương ven biển
⁃ Tuy nhiên, từ 2015 trở về sau, nhờ các định hướng quy hoạch thay đổi của Chính Phủ cũng như tỉnh Bình Thuận, Lagi bỗng nhiên có lợi thế và có 1 vị trí khác đắc địa.Cụ thể như
⁃ Chính phủ đồng ý cho Bộ GTVT xây dựng mới phần còn lại của hướng tuyến QL55 tù gíap Bà Rịa cho đến điểm lên cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết. Trong đó đoạn qua tx lagi lộ giới quy hoạch lên tới hơn 30m. Dự án sẽ được triển khai trong phân kỳ 2021 – 2025
⁃ Chính phủ cũng đồng ý cho tỉnh Bình Thuận lập quy hoạch đường ven biển ( thuộc đường ven biển quốc gia) trong đó đoạn qua Bình Thuận đang được thi công ( ĐT719 & Đ719B nối Lagi & Phan Thiết, cũng như đoạn Tân Hải đến Hòn Lan) . Sau khi tuyến đường này hoàn thành, kết nối vào QL55 và cao tốc sẽ trô thành cung đường ven biển đẹp và quan trọng nhất của Bình Thuận.
⁃ Hiện nay, ven trục đường bờ biển của Lagi đã lấp đầy các dự án resort và khu đô thị, đang chờ kết nối giao thông xong sẽ bùng nổ.
5. Định hướng là đô thị du lịch – thương mại và dịch vụ
– Đối với hướng du lịch, thì Lagi nằm trong quy hoạch thuộc tam giác KDL quốc gia Mũi Né – Phan Thiết – Kê gà – Lagi
– Đối với quy hoạch TM- DV , thì Lagi sẽ là thành phố với mục tiêu phụ trợ cho KCN Sơn Mỹ 1, KCN Sơn Mỹ 2, VSIP lagi hàm tân, kho và cảng LNG Sơn Mỹ
– Để thực hiện hoá quy hoạch, Chính phủ đã thông qua, cũng như HĐND tỉnh Bình Thuận đã thống nhất đầu tư đường nối Sơn Mỹ – Tân Minh (QL1) – Cao tốc lộ giới lên tới 30m để hỗ trợ cho việc kết nối cảng và kcn Sơn Mỹ ra cao tốc với chiều dài gần 20km. Tổng giá trị đầu tư gần 700 tỷ, trong đó vốn trung ương chiếm hơn 80%
– Động thái thái gần nhất của Chính Phủ là đã hoàn thành ký kết rót 1,3 tỷ USD vào cụm kho cảng LNG Sơn Mỹ, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào 2025
6. Đánh giá chung tiềm năng Lagi
– Thông qua các định hướng quy hoạch, cũng như là các dự án hạ tầng đang triển khai. Có thể đánh giá trong tương lại, việc Lagi trở thành đô thị về du lịch và thương mại là rất khả thi.
– Ngoài việc thu hút lượng khách du lịch, với sự phát triển của các dự án KCN lớn, Lagi sẽ là Tp hưởng lơị nhiều nhất về phát triển dân số và dịch vụ ( các dự án KCN như kho cảng LNG Sơn Mỹ, KCN Sơn Mỹ 1&2, VSIP Lagi Hàm tân chỉ cách trung tâm Lagi 10km) như vậy có thể hình dung trong tương lai, các chuyên gia, người lao động sẽ lựa chọn Lagi là nơi cư trú, lập nghiệp là điều khả thi.
– Với khoảng cách chỉ cách 120km ( tính theo cao tốc) so với TPHCM, cũng như là các cảng lớn như Cái Mép và sau này có Cảng Sơn Mỹ. Lagi sẽ có lực đẩy phát triển 1 cách toàn vẹn